Thiết kế thi công
Hỗ trợ trực tuyến
Kỹ Thuật
ĐT: 0937 080 556
noithatopt@gmail.com
Mr. Phước
ĐT: 096 808 05 56
noithatopt@gmail.com
Dự án nổi bật
Lên thiết kế thi công bản vẽ kỹ thuật xây nhà
Dịch vụ
Dịch vụ
Lên thiết kế thi công bản vẽ kỹ thuật xây nhà
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm những gì là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc và tìm kiếm, nhất là với những bạn sinh viên mới tìm hiểu về linh vực kiến trúc và xây dựng, và những chủ đầu tư lần đầu xây nhà. Đối với các công ty xây dựng chuyên nghiệp khi nhận thầu một công trình, trước khi thi công đều trải qua các bước thiết kế kỹ thuật.
Thiết kế kỹ thuật là gì?
Theo như Luật xây dựng Việt Nam được ban hành vào năm 2014, định nghĩa thiết kế kỹ thuật như sau:
“Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở. Sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt. Nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công”.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật Thi công
Thiết kế kỹ thuật là bản vẽ có quy mô và lộ trình ngay từ đầu nhưng không đến mức quá chi tiết. Đòi hỏi người thiết kế phải có kinh nghiệm, sự nghiên cứu chuyên sâu và khả năng lên kế hoạch. Bản hồ sơ thiết kế kỹ thuật có thể cần thiết với bất kỳ giai đoạn nào của quá trình làm việc khi chủ đầu tư cần đến.
Chức năng của hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
Thông thường một bảng vẽ hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm các chức năng sau đây:
- Khả năng thích ứng. Dự đoán tương lai, chọn một mẫu thiết kế có thể thích ứng với những thay đổi của những xu hướng và nhu cầu mới.
- Kiến trúc tham chiếu đóng vai trò là nền tảng cho các giải pháp và là bằng chứng cho thấy thiết kế kỹ thuật là cần thiết và hợp lệ.
- Tự động hóa. Như tự động mở rộng quy mô, là chìa khóa cho sử dụng các hoạt động mang lại hiệu quả cao trong quá trình làm việc.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm những gì?
Nội dung thiết kế kỹ thuật gồm 3 phần: Phần thuyết minh, phần bản vẽ và phần tổng dự toán. Ta cùng tìm hiểu từng phần dưới đây:
Phần thuyết minh về hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
- Nội dung cơ bản của dự án đầu tư được duyệt.
- Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu được áp dụng khi thi công.
- Điều khoản căn cứ để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
- Tóm tắt nội dung đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh.
- Các thông tin và chỉ tiêu mà công trình cần phải đạt được dựa trên phương án đã được chọn.
- Thiết kế tổ chức xây dựng, trình bày các chỉ dẫn chính về biện pháp thi công và an toàn trong thi công xây dựng.
- Sự tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường, kỹ thuật chi phối công tác thiết kế: Cần có các tài liệu về địa hình, địa chất công trình, khí tượng thủy văn ở khu vực xây dựng, các tác động môi trường, những điều kiện phát sinh sau khi lập dự án.
- Về kinh tế kỹ thuật
- Năng lực, công suất thiết kế và các thông số cụ thể của công trình xây dựng.
- Trình bày phương án, danh mục và chất lượng sản phẩm khi hoàn thành.
- Những chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật và hiệu quả mang lại từ việc đầu tư.
- Công nghiệp trong thi công
- Nếu phương pháp sản xuất và cách bố trí dây chuyền công nghệ chi tiết.
- Tính toán kỹ lưỡng và lựa chọn thiết kế phù hợp.
- Cần đề xuất những biện pháp an toàn trong lao động, sản xuất. Ví dụ như hệ thống phòng cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.
- Kiến trúc xây dựng
- Bố trí tổng thể mặt bằng, diện tích xây dựng và sử dụng.
- Giải pháp tối ưu cho kiến trúc, kết cấu, nền móng,…
- Giải pháp tối ưu về kỹ thuật xây dựng.
- Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống cung cấp điện, nước, xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy, điều khiển tự động,… Đối với từng hạng mục đều phải có bản tính đi kèm. Bên cạnh đó, người thiết kế kỹ thuật còn phải nêu rõ phương pháp và kết quả tính toán.
- Hệ thống giao thông và thiết bị phục vụ cho việc vận tải.
- Tạo cảnh quan bên ngoài như sân vườn, lối đi, hoa cỏ, cây cảnh quanh dự án xây dựng.
- Bảng tổng hợp khối lượng vật tư xây dựng, thiết bị công nghệ cho từng hạng mục công trình.
- So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhiều phương án thiết kế khác nhau.
Phần bản vẽ
Trong phần vẽ bao gồm những nội dung sau đây:
- Hiện trạng mặt bằng và vị trí của công trình được thiết kế trên bản đồ.
- Tổng mặt bằng bố trí chi tiết từng hạng mục công trình và các hệ thống kỹ thuật.
- Các bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật trên khu đất xây dựng như san nền, thoát nước. Đới với những công trình hạ tầng ngoài nhà thì có đường, hệ thống điện- nước, công tác bảo vệ môi trường,…
- Các công nghệ sử dụng trong thi công và vị trí các thiết bị chính.
- Mặt bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc chính và các mặt đứng của các hạng mục trong công trình.
- Các công trình phụ và trang thiết bị cần dùng.
- Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và diện tích các kết cấu chịu lực chính. Bao gồm nền, móng, dầm, cột, sàn,…
- Phối cảnh của toàn bộ công trình sau khi kết thúc thi công.
- Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong như cấp điện – nước, thải nước, thông gió, điều hoà nhiệt độ, báo cháy, chữa cháy, thông tin.
- Lối thoát hiểm khi cố sự cố bất ngờ và giải pháp chống cháy nổ công trình.
- Xây dựng cảnh quan bên ngoài như cây xanh, hàng rào, sân vườn,…
- Tổng diện tích mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục quan trọng.
- Mô hình từng bộ phận hoặc toàn bộ công trình thi công.
- Phần dự toán
Trong phần dự toán cần nêu rõ các nội dung cần thiết về vốn đầu tư, cụ thể:
- Thể hiện được tổng số chi phí cần phải bỏ ra cho toàn bộ công trình.
- Tổng dự toán cần phải hợp lý và không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
- TDTXDCT bao gồm các dự toán xây dựng từng hạng mục và toàn bộ công trình.
- Chi phí quản lý dự án và dự đoán một số chi phí khác có thể phát sinh trong quá trình xây dựng công trình
Vậy là chúng ta đã đi hết nội dung của bài viết và hiểu được “Thiết kế kỹ thuật là gì?” Mong rằng những kiến thức và kinh nghiệm của An Phước Decor sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc.